Giới thiệu về Quy trình thủ tục vận hành tiêu chuẩn của 3M cho công tác sửa chữa hư hỏng nhỏ

  • Tuy sửa chữa ít toàn diện hơn nhưng không kém phần quan trọng, công tác sửa chữa hư hóng nhỏ – tức là sửa chữa các khu vực nhỏ hẹp mà không cần thi công kim loại và hàn nhiều – đòi hỏi phải cẩn thận và áp dụng các phương pháp thực hành tốt nhất giống như công tác sửa chữa hư hỏng lớn trong quy trình sửa chữa sau va chạm của quý khách. Quy trình thủ tục vận hành tiêu chuẩn (Standard Operating Procedures – SOP) của 3M cho công tác Sửa chữa hư hỏng nhỏ này cung cấp kiến thức chuyên môn mà quý khách cần để thành công khi thực hiện sửa chữa hư hỏng nhỏ bằng chất trám và chất đánh bóng. Hướng dẫn từng bước của chúng tôi bao gồm các kỹ thuật và sản phẩm để giúp chuẩn bị các khu vực nhỏ trước khi thi công sơn lót và sơn phủ, bắt đầu từ khâu vệ sinh trước đến chà nhám, trộn và thi công vật liệu, cũng như kiểm tra lần cuối.

    Tải xuống bản tiếng Anh: SOP cho công tác sửa chữa hư hỏng nhỏ (PDF, 315 KB)


Sửa chữa hư hỏng nhỏ: Quy trình từng bước

  • Step 1-Pre Cleaning

    Bước 1: Vệ sinh trước

    Việc rửa toàn bộ xe trước khi tháo rời – ngay cả khi sửa chữa những hư hỏng nhỏ – có thể giúp tất cả các bước vệ sinh tiếp theo trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn, đồng thời giúp quý khách xác định các hư hỏng tiềm ẩn. Đây là một bước đơn giản có thể được thực hiện hiệu quả tại bất kỳ xưởng sửa chữa nào.

    3M đề xuất nên rửa trước ngoại thất xe bằng xà phòng và nước, sau đó là bằng một chất tẩy rửa bề mặt tuân thủ quy định về chất bay hơi (VOC) cho tất cả khu vực cần sửa chữa, toàn bộ tấm vỏ xe, rầm cửa và các tấm vỏ xe liền kề. Hãy sử dụng một miếng vải sợi nhỏ chuyên dụng cho mỗi bước. 3M cũng đề xuất xịt rửa nước áp lực cho gầm xe trong và gần các khu vực sửa chữa.


  • Step 2-Initial Prep Sand

    Bước 2: Chà nhám chuẩn bị bước đầu

    Hãy chà nhám khu vực sửa chữa bằng máy mài tác động kép (Dual Action – DA) với nhám đĩa có độ nhám 80. Chà nhám DA để loại bỏ tất cả sơn tại khu vực cần sửa chữa.

    Hãy đảm bảo chà rộng ra ngoài khu vực hư hỏng từ 5 cm đến 10 cm. Việc này rất quan trọng đối với công tác sửa chữa hư hỏng nhỏ trên xe, vì nếu thi công các chất này ra ngoài mép của lớp sơn nền thì dễ để lại dấu vết sửa chữa và phát sinh việc xe bị đem về lại xưởng tốn kém. Hãy xịt khí nén khô sạch cho toàn bộ xe, bao gồm các hốc, khe cửa, buồng càng xe và bất kỳ nơi nào khác mà bụi bẩn có thể đọng lại. Vệ sinh lại toàn bộ khu vực bằng chất tẩy rửa bề mặt tuân thủ quy định về VOC.


  • Step 3-Mix and Apply Filler

    Bước 3: Trộn và bôi chất trám

    Trộn và bôi chất trám theo khuyến nghị của nhà sản xuất. Để kiểm soát tỷ lệ trộn chất trám với phụ gia làm cứng cũng như loại bỏ hầu hết các lỗ khí, hãy sử dụng Hệ thống trộn động 3M™ Dynamic Mixing System (DMS). DMS còn cho phép quý khách bôi chất trám trực tiếp lên miếng trét mà không cần bảng trộn.

    Bôi một lớp chất trám chặt lên khu vực sửa chữa để đảm bảo chất trám được thấm ướt hoàn toàn. Sau đó, hãy bôi chồng các lớp chất trám mỏng lên khu vực này cho đến khi hoàn tất. Hãy đảm bảo chất trám nằm bên trong khu vực mép của lớp sơn lót nhằm tránh để lại dấu vết sửa chữa. Để chất trám khô trong 15 đến 20 phút ở nhiệt độ 24°C.


  • Step 4-Sand Filler

    Bước 4: Chà nhám chất trám

    Dùng khối chà nhám có độ nhám 80 để chà nhám khu vực đã bôi chất trám. Sau khi chà nhám, hãy bôi Bột kiểm tra lỗi 3M™ Dry Guide Coat để nhận dạng các khuyết điểm còn lại như vết xước và lỗ kim trong khu vực cần sửa chữa.

    Chà nhám lại khu vực bôi chất trám bằng khối chà nhám có độ nhám 150. Nếu cần, hãy bôi lại bột kiểm tra lỗi và lặp lại thao tác trên. Sau đó mài mịn khu vực sửa chữa bằng máy mài tác động kép (Dual Action – DA) cùng vật liệu nhám có độ nhám 80. Nếu không cần sử dụng chất đánh bóng cho công việc sửa chữa hư hỏng nhỏ này, thì quý khách có thể chuyển ngay đến bước cuối cùng.


  • Step 5-Mix and Apply

    Bước 5: Trộn và bôi chất đánh bóng

    Thổi sạch khu vực sửa chữa bằng khí nén khô sạch, loại bỏ hoàn toàn bụi nhám bám trên bề mặt. Trộn và bôi chất đánh bóng polyester theo khuyến nghị của nhà sản xuất. Để kiểm soát tỷ lệ trộn chất đánh bóng với phụ gia làm cứng cũng như loại bỏ hầu hết các lỗ khí, hãy sử dụng Hệ thống trộn động 3M™ Dynamic Mixing System.

    Sau khi trộn đều chất đánh bóng, hãy bôi một lớp chặt để đảm bảo chất đánh bóng được thấm ướt hoàn toàn. Sau đó, hãy bôi chồng các lớp chất đánh bóng mỏng lên khu vực này cho đến khi hoàn tất. Hãy đảm bảo chất đánh bóng nằm bên trong khu vực mép của lớp sơn lót nhằm tránh để lại dấu vết sửa chữa. Để chất đánh bóng khô trong 15 đến 20 phút ở nhiệt độ 24°C.


  • Step 6-Sand Glaze

    Bước 6: Chà nhám bề mặt đánh bóng

    Dùng khối chà nhám có độ nhám 180 để chà nhám khu vực bôi chất đánh bóng polyester. Bôi Bột kiểm tra lỗi 3M™ Dry Guide Coat để nhận dạng các khuyết điểm. Nếu cần, hãy bôi lại chất đánh bóng và/hoặc bột kiểm tra lỗi rồi chà nhám lần nữa bằng khối chà nhám. Nhờ vậy, bề mặt khu vực hư hỏng sẽ phẳng đều và sẵn sàng để thi công sơn lót.


  • Step 7-Final Sand & Inspect

    Bước 7: Chà nhám lần cuối và kiểm tra

    Thổi sạch toàn bộ khu vực sửa chữa bằng khí nén khô sạch. Mài mịn khu vực xung quanh vùng bôi chất trám và chất đánh bóng bằng vật liệu nhám có độ nhám 180. Hãy đảm bảo loại bỏ mọi đường xước còn lại khỏi khu vực sửa chữa và mài viền quanh bên ngoài để thi công sơn lót. Kiểm tra chất lượng toàn bộ quá trình sửa chữa.


Yêu cầu demo cho sản phẩm sửa chữa hư hỏng nhỏ

Đội ngũ bán hàng của chúng tôi hân hạnh được minh họa cho quý khách thấy cách các sản phẩm của chúng tôi có thể hỗ trợ mọi bước trong quy trình sửa chữa hư hỏng nhỏ trên tấm vỏ xe kim loại của quý khách. Bất kể quý khách đang cần cải thiện một công đoạn trong quy trình sửa chữa của mình hoặc đơn giản chỉ muốn được giới thiệu nhanh lại sản phẩm, thì chúng tôi luôn sẵn sàng trợ giúp. Để yêu cầu demo, quý khách chỉ cần nhấp vào bên phải.


  • Lưu ý quan trọng
    Tất nhiên, có nhiều yếu tố và biến số có thể ảnh hưởng đến từng công việc sửa chữa, vì vậy kỹ thuật viên và cơ sở sửa chữa cần đánh giá từng công đoạn và quy trình sửa chữa cụ thể, bao gồm các hướng dẫn liên quan của xe, bộ phận và chỉ dẫn của nhà sản xuất (OEM), đồng thời xác định nội dung phù hợp với công việc sửa chữa đó.